CÁCH CHĂM CHÓ BỊ ỐM: Thời tiết đang giao mùa, đặc biệt là khu vực miền bắc. Mình chia sẻ chút kiến thức để anh em nuôi cún hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra với cún của mình. Kiến thức là vô hạn, anh em cần hỗ trợ cũng như chia sẻ thêm kiến thức về chăm sóc cún có thể gọi điện cho Trần Phương Kennel để cùng chia sẻ và tìm ra cách tốt nhất để chăm sóc cho những chú cún của chúng ta.
Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.
1.Theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó. Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.
Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ (ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
2.Một số triệu chứng cần bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:
Hôn mê
Chảy máu nhiều
Ăn phải chất độc hại
Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng
Gãy xương
Khó thở
Co giật liên tục trong vòng 1 phút
Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu
Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…)
Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.
3.Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:
Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút
Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày
Sốt
Ngủ lịm quá 1 ngày
Không ăn quá 1 ngày
Khó đại tiện
Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động
Uống nước quá nhiều
Bị phù
Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn
Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)
1.Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.
2.Đảm bảo chó của bạn được uống nước. Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
3.Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.
Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.
Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.
Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).
4.Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy. Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.
5.Kiểm soát phân và nước tiểu của chó. Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng.
Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.
6.Theo dõi sát sao triệu chứng của chó. Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần.
Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.
7.Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y. Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.
HÃY DÀNH CHO CHÓ CỦA BẠN KHÔNG GIAN THOẢI MÁI




DUY TRÌ MÔI TRƯỜNG AN TOÀN CHO CHÓ CỦA BẠN



LỜI KHUYÊN
Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.
Nếu các bạn cần thông tin hay lời khuyên, sự tư vấn về cách nuôi và chăm sóc các chú cún của mình có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ chia sẻ và hỗ trợ các bạn từ Trần Phương Kennel. Hotline: 0922343688